Top 8 Món ăn Nhật Bản được yêu thích nhất

Tonkatsu (Thịt heo chiên giòn)

Tonkatsu được chế biến từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản, quen thuộc như những món chiên khác. Đó là vài miếng thịt heo cốt lết, trứng, một ít vụn bánh mì và sốt Tonkatsu đặc trưng. Tonkatsu được bày trí bắt mắt với miếng cốt lết heo tẩm ướp kỹ, chiên giòn vàng ruộm được thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, xếp đều lên đĩa. Một khi đã đặt chân đến Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này tại khắp nơi, từ các quán ăn nhỏ, các khu ẩm thực, chợ đêm cho đến nhà hàng lớn. Đây cũng là món ăn thường xuất hiện trong những bữa cơm gia đình của người dân Nhật Bản.

Tempura

Tempura không khác với các món chiên rán chúng ta thường biết, nguyên liệu chính của Tempura là các loại rau củ, tôm được bọc bột mì rồi chiên ngập dầu. Cái làm nên sự khác biệt của món Tempura với món tẩm bột rán thông thường là cách pha bột, cách chiên, các gia vị đi kèm và nước chấm của nó. Bột để làm Tempura là thứ hỗn hợp nhão của bột mì, lòng đỏ trứng gà và nước nguội. Dầu để rán là hỗn hợp dầu ăn thông thường với dầu vừng. Nước chấm hoặc gia vị chấm tùy từng sở thích của mỗi người hay mỗi cửa hàng, có thể là xì dầu thông thường hoặc loại xì dầu được chế biến riêng cho Tempura. 
Nguyên liệu món Tempura rất đơn giản, chỉ là những loại rau củ như bí ngô, cà tím, khoai tây, khoai lang,… và những loại hải sản tươi ngon như tôm, mực, cá,… nhưng phổ biến nhất vẫn là Tempura tôm. Khi gọi món, các bạn nên gọi đĩa Tempura thập cẩm gồm Tempura rau củ và Tempura tôm để có thể thưởng thức hết các loại Tempura khác nhau. Các bạn sẽ cảm thấy vị giòn tan của vỏ bột Tempura ở ngoài, vị mềm của tôm hay giòn của rau củ bên trong.

Đọc Thêm:  Top 3 địa chỉ thưởng thức bò tơ ngon nhất tại Hà Nội

Bánh Mochi

Bánh Mochi là một trong những loại bánh thượng hạng truyền thống của Nhật Bản, đây là chiếc bánh truyền thống trong ngày Tết rất được người Nhật yêu thích. Nguyên liệu để làm bánh không có gì khác ngoài gạo nhưng phải dùng loại gạo nếp ngọt và dẻo, người Nhật gọi là gạo Mochi. Vì được làm từ gạo dẻo nên bánh Mochi có độ kết dính rất cao, bánh được làm bằng 3 lớp nguyên liệu: Bên ngoài là lớp bột gạo Mochi, chính giữa là lớp mùi vị pha với đậu Nhật, bên trong cùng là kem lạnh, bánh sẽ ngon hơn khi được để trong ngăn lạnh tầm 15 – 20 phút.

Takoyaki (bánh nướng bạch tuộc)

Takoyaki xuất phát từ thành phố Osaka của Nhật Bản, là loại bánh có hình cầu làm bằng bột mì với nhân bạch tuộc được nướng trong chảo Takoyaki với nhiều khuôn tròn. Thành phần chính của nhân bánh là bạch tuộc băm hay thái hạt lựu và rắc thêm một số gia vị cũng như còn được tẩm với nước sốt tùy vào công thức mà chúng có thể khác nhau. Bạn có thể chấm bánh cùng sốt ớt và Mayonnaise, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị mềm thơm của vỏ bánh được nướng chín với vị sần sật của bạch tuộc băm nhỏ cùng một chút cay và chút chua của sốt ớt với Mayonnaise. Vào mùa đông, ngồi bên bếp nướng thưởng thức những chiếc Takoyaki thì quả là tuyệt vời.

Đọc Thêm:  Top 7 Món ăn ngon nhất Việt Nam

Mì Ramen

Mì Ramen thực ra có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng người ta không rõ nó được du nhập vào Nhật Bản từ khi nào. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của mì Ramen là nước súp, nước của Ramen là sự hòa quyện của nước dùng Dashi và nước cốt. Một bát mì Ramen có nguyên liệu chính là mì ăn kèm với thịt heo cắt lát, hành lá, trứng, đậu phụ, bánh cá và rong biển. Có rất nhiều loại mì Ramen với tên gọi khác nhau tương ứng với vị nước dùng: Tonkotsu ramen (mì xương heo), Shoyu ramen (mì nước tương), Miso ramen (mì nước tương đậu nành) và Shio ramen (mì muối) tạo nên nhiều trải nghiệm thú vị cho thực khách khi thưởng thức tô mì thơm ngon này.

Mì Udon

Cũng giống mì Ramen, sợi mỳ Udon được làm từ bột lúa mì nhưng to hơn sợi Ramen. Nói về mì Udon thì ở Nhật có rất nhiều loại. Món mì Udon truyền thống và cơ bản nhất của người Nhật là món Kake Udon – chỉ chan nước dùng vào mì, không có bất cứ nguyên liệu nào khác ăn kèm. Đó chỉ là loại mì cơ bản nhất, với sự sáng tạo của người Nhật, họ cũng tạo ra nhiều cách nấu mì Udon phù hợp với khẩu vị của mọi người và theo mùa. Mì thường được chan nước dùng gọi là Dashi rồi được cho thêm các loại thực phẩm khác như Tempura hay thịt hầm sốt mặn ngọt hoặc một quả trứng với vài sợi rong biển. Mì cũng có thể được xối nước đá rồi ăn với nước Dashi để lạnh, món này là món phổ biến trong những tháng hè nóng bức ở Nhật Bản. 

Súp Miso

Bên cạnh Sushi và Sashimi thì súp Miso cũng được coi là biểu tượng ẩm thực Nhật Bản, súp Miso được nấu từ Dashi và tương Miso cùng với các nguyên liệu là đậu hũ, rong biển. Vì là một trong số món ăn đại diện của Nhật Bản nên món súp này không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật, súp Miso được ăn kèm với cơm trắng.

Đọc Thêm:  Top 5 Chuỗi nhà hàng buffet lẩu nướng ngon nhất Hà Nội

Sashimi

Cũng như Sushi, Sashimi là món ăn truyền thống và đặc trưng cho xứ Anh Đào, Sashimi có nguyên liệu chính là các loại hải sản tươi sống. Sashimi được cắt thành từng lát mỏng, ăn cùng gừng và chấm cùng với xì dầu pha Wasabi, khi ăn sẽ cảm thấy được vị lành lạnh của nguyên liệu tươi sống và vị cay xé bốc lên đỉnh đầu của Wasabi dù chỉ chấm một ít. Vì Sashimi là món ăn sống và rất lạnh nên ở Việt Nam, những người ăn không quen, hay bị đau bụng hoặc các bệnh về tiêu hóa hay ruột thì không nên ăn nhiều nhưng cũng có thể thử qua một chút để biết được một hương vị mới lạ. Nếu người nào ăn được món này thì sẽ thấy rất ngon và trở thành một thói quen không thể thiếu khi gọi món ăn Nhật.

Xem Clip Review, Chia Sẻ Thông Tin Đáng Chú Ý

✅ Top Đánh Giá ⭕ Dịch Vụ Tốt
✅ Top Review Sản Phẩm Tốt
✅ Top Bình Luận Tin Tức Mới
✅ Top Chia Sẻ Kiến Thức Hay
✅ Top Trường Hợp Đúng và Sai
Rate this post

Related Posts

Trả lời