Giếng trời được xem là giải pháp vừa mang tính kỹ thuật, vừa tạo yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc nhà ở. Khi thiết kế giếng trời, yêu cầu cần đạt được là: khai thác ánh sáng hiệu quả và tạo được sự thông thoáng cho không gian.
Làm sao để thiết kế giếng trời đảm bảo các yêu cầu trên? Xem ngay Kinh Nghiệm Khi Thiết Kế Giếng Trời Lấy Ánh Sáng – Thông Thoáng.
Những Lợi Ích Khi Sử Dụng Giếng Trời
Hiểu hơn về giếng trời
Giếng trời (Skylight) là dạng cấu trúc sử dụng các vật liệu có tính xuyên sáng để lợp trên mái nhà. Cách thiết kế này vừa đảm bảo tính che chắn, vừa có thể lấy ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong.
Đa số các giếng trời được lắp tại khu vực cầu thang, bởi vị trí này có thể tận dụng nguồn sáng tốt để trồng cây hay bố trí tiểu cảnh. Tuy nhiên, người dùng cũng có nhiều sự lựa chọn khác, tùy vào diện tích và bố cục của căn nhà.
Hiện tại, có hai loại thiết kế được sử dụng phổ biến:
[tie_list type=”starlist”]
- Giếng trời gắn cố định trên mái nhà.
- Giếng trời có thể kéo mở linh hoạt để thông gió.
[/tie_list]
Các vật liệu thường dùng để lợp giếng trời:
[tie_list type=”starlist”]
- Kính cường lực: có độ trong suốt và thẩm mỹ nhưng lại không thể uốn cong và không phù hợp sử dụng cho những nơi có nhiệt độ quá cao.
- Tấm nhựa polycarbonate: có nhiều ưu điểm về thẩm mỹ, công dụng, độ bền nhưng có giá khá cao.
- Tấm nhựa acrylic: giá thành phải chăng nhưng lại nhanh đục màu, không chống tia UV và chịu nhiệt kém.
[/tie_list]
Tùy vào nhu cầu sử dụng, diện tích và cấu trúc nhà để chọn loại giếng trời phù hợp.
Những lợi ích mà giếng trời đem lại
Tại sao nên lắp giếng trời? Ngoài khả năng tăng thẩm mỹ, nâng đẳng cấp cho căn nhà thì chúng còn có công dụng gì?
Mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên:
Nguồn ánh sáng tự nhiên sẽ đem lại năng lượng tươi mới cho căn nhà. Không những thế, chúng còn tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn, nấm mốc trong nhà.
Tiết kiệm chi phí điện:
Ánh sáng từ mặt trời có thể thay thế phần nào những loại bóng đèn chiếu sáng trong nhà. Thậm chí, nếu có thiết kế hợp lý, bạn có thể sẽ không cần sử dụng thiết bị đèn điện nào vào ban ngày.
Tạo điểm nhấn cho không gian:
Vai trò cụ thể nhất của giếng trời chính là tạo điểm nhấn cho không gian. Bởi không những đem lại sự đặc biệt từ ánh sáng tự nhiên, bạn có thể trồng cây, xây tiểu cảnh trong nhà một cách dễ dàng. Với mỗi cách bố trí khác nhau, giếng trời sẽ tạo ra những phong cách khác biệt cho căn nhà của bạn.
Tăng cường sức khỏe:
Ánh nắng tự nhiên sẽ giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho con người. Nếu sử dụng vật liệu lắp giếng trời hiện đại, có khả năng chống tia UV, các thành viên trong gia đình có thể tắm nắng một cách an toàn ngay tại nhà.
Thân thiện với môi trường:
Giếng trời đem lại nắng gió tự nhiên cho căn nhà. Bên cạnh đó, việc sử dụng cây xanh, bể cá, tiểu cảnh sẽ giúp không gian thông thoáng, gần gũi với tự nhiên hơn. Các vật liệu lắp đặt giếng trời đa số đều được làm từ nguyên liệu tái chế nên cũng rất thân thiện với môi trường.
Kinh Nghiệm Thiết Kế Giếng Trời
Chọn Hướng Và Vị Trí Giếng Trời
Đông Nam hoặc Nam là các hướng thích hợp để thiết kế giếng trời. Đây là hai hướng nhận được nguồn sáng ổn định cũng như không khí mát mẻ nhất so với những hướng khác.
Về vị trí thiết kế giếng trời, khu vực cầu thang chính là lựa chọn lý tưởng. Cầu thang thường là vị trí trung tâm ngôi nhà, giếng trời thiết kế tại đây sẽ đón nhận ánh sáng, gió và lan tỏa đều ra khắp ngôi nhà.
Kích Thước Của Giếng Trời
Giếng trời không nên xây quá to hoặc quá nhỏ. Nếu kích thước quá nhỏ, chức năng đón sáng – đón gió của giếng trời sẽ không được phát huy tối ưu. Ngược lại, nếu “tham” giếng trời quá lớn, ngôi nhà sẽ trở nên trống trải hơn. Kích thước phù hợp cho giếng trời là từ 4 – 6m2.
[box type=”success” align=”” class=”” width=””]
Đề xuất tham khảo: Mẫu Thiết Kế Sân Vườn – Tiểu Cảnh Đẹp
[/box]
Vật Liệu Làm Mái Che Cho Giếng Trời
Để giếng trời phát huy công dụng lấy ánh sáng, tạo thông thoáng – chọn vật liệu làm mái che giếng trời phù hợp là lưu ý quan trọng.
Nên chọn các vật liệu có thể lấy ánh sáng hiệu quả trong điều kiện trời mưa, trời âm u như tấm lấy sáng polycarbonate, kính,… Không chọn các vật liệu không thể truyền ánh sáng vào nhà (tôn) để làm mái che giếng trời; các vật liệu quá mỏng (bạt) cũng sẽ khiến ánh sáng xuyên thẳng làm ảnh hưởng đồ đạc trong nhà.
Trang Trí Giếng Trời
Giếng trời có 3 bộ phận cấu thành: đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Mỗi bộ phận sẽ có những lưu ý trang trí khác nhau để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, vừa không ảnh hưởng chức năng lấy sáng – thông thoáng của giếng trời.
- Đỉnh giếng có hệ khung sắt bảo vệ. Và hệ khung sắt này cũng là yếu tố để trang trí cho đỉnh giếng. Tùy theo sở thích, phong cách ngôi nhà mà bạn có thể chọn các họa tiết, kiểu dáng riêng cho khung sắt bảo vệ giếng trời.
- Thân giếng được xem là phần không gian “dẫn” ánh sáng, gió vào nhà. Để trang trí thân giếng trời, bạn có thể chọn ốp trang trí, bố trí cây thân leo hoặc thiết kế hệ thống đèn trang trí.
- Đáy giếng trời là nơi thích hợp để trang trí tiểu cảnh, cây xanh,…giúp tăng sức sống cho ngôi nhà.
Việc trang trí giếng trời không nên quá rườm rà để tránh rối mắt cũng như ảnh hưởng chức năng chiếu sáng, lưu thông không khí vào nhà.
Các Lưu Ý Khác
- Ở các khu vực mùa hè có nắng gắt chiều thẳng xuống giếng trời, nên lắp hệ thống rèm trần dưới mái giếng trời để tránh ánh nắng chói lóa gây khó chịu.
- Giếng trời có mái che cần chú ý đến hướng gió chính ở khu vực. Từ đó có giải pháp thiết kế mái hợp lý – tránh mưa gió lớn tạt vào các khe thoáng và làm ướt bên trong nhà.
- Nếu giếng trời không có mái che, đáy giếng phải có hệ thống che chắn (tường, vách, cửa) xung quanh để nước mưa không bắn vào. Đồng thời, đáy giếng cần thoát nước tốt.
- Giếng trời có tính chất như một “đường ống”, âm thanh truyền trong đó sẽ rất to và có độ vang. Khi có người nói chuyện ở tầng dưới, người tầng trên sẽ nghe được âm thanh, ảnh hưởng sự riêng tư của nhau. Vì vậy tường giếng trời không nên thiết kế phẳng trơn, hãy thiết kế các mảng nhám, sần (ốp đá, sơn gai, gạch thẻ,…) để tiêu âm.
[box type=”success” align=”” class=”” width=””]
Đề xuất tham khảo: Lưu Ý Cải Tạo Mái Tôn Thành Sân Thượng
[/box]
Các Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Đáng Tham Khảo
Mẫu 1: Mẫu thiết kế giếng trời có đáy giếng trang trí bể cá ấn tượng
Mẫu 2: Mẫu thiết kế giếng trời ở góc nghiêng của ngôi nhà
Mẫu 3: Mẫu thiết kế giếng trời với hoa văn ấn tượng trên miệng giếng
Mẫu 4: Giếng trời có đỉnh giếng thiết kế phân ô kết hợp họa tiết
Mẫu 5: Giếng trời mái che bằng kính hoa văn
Với một số Kinh Nghiệm Thiết Kế Giếng Trời Lấy Ánh Sáng – Thông Thoáng trên đây, hy vọng bạn có thể nắm được các thông tin quan trọng khi làm giếng trời.
Nếu có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công giếng trời uy tín – đừng ngần ngại liên hệ với Thanh Thịnh. Chúng tôi là đơn vị thi công, sửa chữa nhà ở chuyên nghiệp HCM. Với kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ kiến trúc sư sáng tạo, thợ thi công lành nghề – Thanh Thịnh hứa hẹn mang đến cho bạn không gian sống tiện nghi, hiện đại.
Xem Clip Review, Chia Sẻ Thông Tin Đáng Chú Ý
✅ Top Đánh Giá | ⭕ Dịch Vụ Tốt |
✅ Top Review | ⭐ Sản Phẩm Tốt |
✅ Top Bình Luận | ⭕ Tin Tức Mới |
✅ Top Chia Sẻ | ⭐ Kiến Thức Hay |
✅ Top Trường Hợp | ⭕ Đúng và Sai |