Top 9 Món ăn nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Tiền Giang

Hủ tíu Mỹ Tho

Hủ tiếu ở Mỹ Tho là món ăn nức tiếng của Tiền Giang, đặc biệt sợi hủ tiếu ở đây dai mềm và nước dùng có vị ngọt thanh hòa quyện cùng vị thanh đạm khiến cho món ăn thêm đậm đà ngon miệng.

Đặc điểm của hủ tíu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tíu ở nơi nào khác. Những tiệm hủ tíu ngon “số dzách” ở Mỹ Tho có thể đếm trên đầu ngón tay.

Sợi hủ tiếu được chần qua nước sôi, sau đó cho vào tô, một tô hủ tíu hay mì, chỉ được múc chừng 1/3 vá to thịt nạc bằm ướp rất ngon vào một cái tô cạn đáy. Sau đó, múc gần một vá nước kèo thật nóng đã nấu bằng xương heo, khô mực, tôm khô đổ vào tô rồi dùng vá đập nhè nhẹ để thịt bằm rời ra và vừa mới chín tới ăn mới ngọt. Liền sau đó, đổ ngay vào tô hủ tíu đã làm sẵn phủ đầy lên mặt nào: phèo heo, tôm khô chấy, tép mỡ, gan heo, thịt xá xíu xắt mỏng, ngò tây, hành lá, cải thảo khi ăn người sẽ rắc thêm hành phi và tiêu xay.

Vú sữa Lò Rèn

Vú sữa Lò Rèn là một đặc sản nổi tiếng của Tiền Giang. Những quả vú sữa ở đây tròn đều, có vỏ mỏng, hạt nhỏ, thịt dày và mềm, với vị ngọt dịu, mùi thơm thoang thoảng.

Nếu có dịp xuôi về Tiền Giang, du khách đừng quên thử qua vú sữa Lò Rèn – loại quả nổi tiếng với vị ngọt thanh, dịu mát. Thưởng thức trái vú sữa Lò Rèn cũng có nhiều cách khác nhau. Nếu theo cách dân dã thì thử ngay tại nhà vườn. Người ta thường lựa những trái chín, vừa vo tròn vừa bóp đều tay cho trái mềm ra, sau đó bứt cuống sữa, rút cùi và từ từ thưởng thức phần nước trắng đục dâng lên như “dòng sữa mẹ”. Khi đãi khách, người ta thường vạt núm trái vú sữa rồi xẻ trái ra làm tư, làm sáu và dùng muỗng múc ăn dần. Vú sữa Lò Rèn với lõi ruột trắng trong, mềm dịu, thanh ngọt lưu lại hương thơm khó tả đối với những du khách lần đầu nếm thử. Ngoài ra, thưởng thức vú sữa còn cách gọt bỏ vỏ, gọt bỏ cùi cho vào máy say sinh tố, thêm đường, sữa, ca cao… say nhuyễn với đá bào sẽ cho một ly sinh tố đặc biệt. Cho dù ăn theo cách nào, vú sữa Lò Ren vẫn mang hương vị đậm đà, hấp dẫn.

Sam biển Gò Công

Vùng biển Gò Công là nơi có nhiều tôm cá nhưng ngon nhất vẫn là sam biển, vào khoảng tháng 10 đến thang 2 là mùa sam đang đẻ trứng nên trứng sam béo ngậy và rất thơm ngon.

Trong số các món chế biến từ sam, hấp dẫn và được nhiều thực khách ưa chuộng nhất là món sam trứng nướng. Cách làm món san trứng nướng khá đơn giản. Đốt bếp than hồng, đặt ngựa sam rồi trở đều tới khi chín vàng. Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu ăn kèm với sam như bưởi chua tách múi, củ cái thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm, húng lủi, rau răm, đậu phộng rang đập dập, hành phi, nước mắm chanh tỏi ớt… Sam nướng chín cho ra dĩa, lật ngửa con sam nóng hổi tách yếm bỏ ruột, dùng dao bén rạch bụng sẽ thấy trứng đầy ắp, vàng ươm, rất bắt mắt. Phần thịt sống lưng và sát đuôi sam dai dai, ngọt ngọt. Trứng sam béo, thơm, nhiều đạm và rất bổ dưỡng.

Đọc Thêm:  Top 4 Quán ăn chuyên ẩm thực ba miền ngon nhất ở Hà Nội

Nếu chưa muốn dùng sam ngay thì có thể phơi sam vài buổi nắng cho khô nước rồi treo giàn bếp để dành, lúc cần nướng lên ăn vẫn thơm ngon. Có người còn luộc chín sam, gỡ trứng phi mỡ hành trộn gỏi, giữ nguyên vỏ sam và sơn dầu bóng dùng trang trí trong nhà. Sam biển Gò Công chặt miệng to nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, lai rai thêm chút rượu nếp ngon đúng điệu. Dù được chế biến theo cách nào, thịt sam cũng tươi ngon và giữ được hương vị độc đáo.

Bánh bèo chợ Hàng Bông

Bánh bèo ở chợ Hàng Bông là món ăn nổi tiếng của Mỹ Tho. Bánh bèo chợ Hàng Bông dân dã từ cái tên cho đến cách làm rồi đến cách ăn.

Nguyên liệu để làm bánh bèo gồm ba phần chính: phần bánh làm từ bột gạo, phần nhân làm từ tôm khô, đậu xanh, bì heo, hành phi, bánh mì; phần nước chấm làm từ đường, tỏi, ớt băm… Công đoạn làm bánh được thực hiện khá đơn giản những cũng đòi hỏi người làm phải thành thạo và biết “nghề”. Thông thường, người ta dùng gạo say thành bột. Gạo sau khi say xong, đem ngâm nước để bột có độ dẻo vừa phải. Sau đó, trộn thêm ít mỡ rồi đổ vào các chén nhỏ, nông hoặc các khuôn tròn để bánh có độ mỏng vừa phải. Khi đổ bột, người đầu bếp phải thật khéo léo để bánh thật mỏng, tròn trịa và vuông vức đẹp mắt. Bánh đổ xong cho vào xửng hấp hơi cho đến khi bánh chín tới thì tắt bếp lấy bánh ra.

Có hai loại để thực khách lựa chọn là bánh bèo nhân mặn và nhân ngọt. Bánh bèo mặn thường có đậu xanh, và bì lợn xắt sợi, bánh mì chiên cắt hạt lựu, thêm chút hành phi thơm nức mũi. Bánh bèo ngọt lại béo ngậy bởi nước cốt dừa tươi. Chủ quán thường phục vụ bánh bèo cùng với bát mắm ớt và chút dưa ghém để mời khách.

Mắm còng lột

Thường thì vào khoảng tháng 5, con còng bắt đầu lột và khoảng cuối tháng tám là không còn mắm còng nữa. Khi còng lột, người dân lại rủ nhau đi bắt còng lột về ăn. Còng lột đem về ướp gia vị cho thấm, tẩm bột chiên vàng, hoặc rang me, ăn với bún hay cuốn rau chấm nước mắm chua ngọt, giống ăn bánh xèo, bánh khọt. Nếu ăn không hết thì đem còng làm mắm để ăn dần.

Đọc Thêm:  Top 8 Món ăn hấp dẫn cho mùa mưa tại Sài Gòn

Mắm còng lột có thể dùng ngay với rau sống, dưa leo, thịt ba chỉ luộc, xoài hoặc khóm. Mắm còng cũng có thể ăn với bún và dùng để cuốn bánh tráng. Mắm vừa có vị đậm đà, chua, cay, mặn, ngọt, lại có hương thơm độc đáo. Những ngày mát trời, có đĩa mắm còng lai lai thật thú vị.

Chuối quết dừa

Với người dân quê Tiền Giang, chuối quết dừa không chỉ là món quà vặt ăn lúc “vui miệng” mà còn giúp no bụng trong những ngày mưa rã rít. Với du khách gần xa, món chuối quết dừa vừa lạ mà vừa quen, lạ vì có nhiều du khách chưa được nếm thử lần nào và quen vì tên gọi thân thuộc, dân dã của chính món ăn này. 

Chuối quết dừa được chế biến từ chuối sứ xanh già và cùi dừa nạo nhỏ. Sau khi luộc chuối chín, để nguội, đem trộn với dừa nạo, nêm nếm gia vị gồm muối, đường… rồi giã nhuyễn trong cối. Chuối giã (quết) xong thì múc ra dĩa, rắc đậu phông rang giã giập lên trên để trang trí và tăng độ béo bùi của món ăn. Ăn kèm với chuối quết dừa còn có các loại rau vườn như lá cách, lá lốt, rau càng cua, rau diếp cá, rau thơm, húng lủi… Bên cạnh đó còn có bánh tráng và đặc biệt không thể thiếu bát nước chấm chua ngọt. Nước chấm chuối quết dừa ngon là loại được pha từ nước mắm, chanh, tỏi, ớt cùng nước cốt dừa sao cho có vị chua ngọt đậm đà vừa phải.

Mắm tôm Tiền Giang

Nhắc đến các đặc sản Tiền Giang không thể không nhắc đến mắm tôm chà ở xứ Gò Công. Đây là món ăn lạ miệng tạo nên thương hiệu nổi tiếng ở Gò Công. Mắm tôm chà Gò Công mang hương vị tươi ngon, độc đáo không nơi nào sánh được.Mắm tôm chà Gò Công là loại đặc sản của xứ Gò Công đã từng là món quý dâng lên vua chúa vào nửa đầu thế kỷ 19.

Món mắm tôm chà thường được ăn kèm với thịt luộc, bún hay bánh hỏi, dưa leo, chuối chát, khế chua, rau sống đủ loại và không thể thiếu ngò gai để mắm dậy mùi. Khi ăn, cho bún vào bát trước rồi lần lượt xếp thịt, rau, khế chua… lên trên, chan 1 muỗng mắm tôm vừa phải lên trên và thưởng thức. Với vị ngọt, béo của thịt ba rọi và tôm tươi hòa quyện với vị chát của chuối xanh, vị chua của khế, vị thơm nồng của các loại rau sống, chấm với mắm tôm chà pha đúng điệu sẽ mang đến cho thực khách bữa ăn mang hương vị đậm đà, khó quên. Ngoài ra, thực khách có thể dùng chung với bánh tráng, rau sống… tạo thành cuốn nhỏ rồi chấm với mắm tôm sẽ ngon không cưỡng lại. Mắm tôm chà là “đầu mối liên kết” dung hòa, hợp nhất tất cả các loại hỗn hợp trên rồi hòa tan trong miệng người ăn.

Đọc Thêm:  Top 4 Địa chỉ cháo chờ hấp dẫn tại Đà Nẵng

Chả nướng chợ Gạo

Chả nướng Chợ Gạo từ lâu đã là món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong các dịp giỗ chạp hoặc lễ tết của người dân huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Món ăn này được làm từ thịt nạc vai vừa mới luộc chín tới, được cắt lát mỏng và xào chung với hành tím cùng tỏi. Khi thịt chín, trộn cùng với trứng vịt, tiêu và nước mắm ngon sao cho vừa miệng. Hỗn hợp này được cho vào nồi gang đã lót một lớp lá chuối ở bên dưới, sau đó đun trên bếp cho đến khi thấy chả khô, hết dính là được. Món chả này được ăn với bánh tráng cuốn cùng rau thơm, xà lách và chấm nước mắm pha chua ngọt

Bánh vá (bánh giá) .

Tên gọi “bánh vá” hay “bánh giá” cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng bánh được đổ bằng bột và nguyên liệu chủ yếu là giá, đậu xanh… nên mới gọi là bánh giá. Cũng có cách giải thích rằng: chiếc bánh trước khi chiên người ta cho bột vào một dụng cụ giống như cái vá múc canh nên mới gọi là bánh vá. Dù được gọi theo cách nào, chiếc bánh vá (bánh giá) đều có sức ảnh hưởng “sâu đậm” trong văn hóa ẩm thực vùng Chợ Giồng nói riêng và vùng Gò Công, Tiền Giang nói chung. Bánh vá (bánh giá) có hình dáng giống bánh tôm Hồ Tây nhưng về thành phần nguyên liệu có phần phong phú hơn. Các nguyên liệu chính để làm nên món bánh vá thơm ngon đặc biệt gồm thịt heo nạc, tôm đất, giá, nấm mèo, nấm rơm, cải bắc thảo, bột gạo, bột năng, đậu xanh, óc heo, dầu thực vật hoặc mỡ heo. Bánh giá theo tiếng của miền Nam gọi là bánh vá.

Bánh vá (bánh giá) ăn nóng mới ngon và giòn, đúng vị. Ăn kèm bánh giá không thể thiếu rau sống, bún hoặc bánh cuốn, giá, dưa leo và nước mắm tỏi ớt. Khi thưởng thức, cho bún ra chén, để rau sống vào, cắt bánh giá ra thành từng miếng nhỏ, thêm rau sống vào rồi chan nước mắm vào vừa ăn. Mùi nước mắm tỏi ớt đậm đà cùng vị béo giòn của bánh giá lại thêm rau sống tươi ngon làm nên một món ăn đầy hương vị vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Xem Clip Review, Chia Sẻ Thông Tin Đáng Chú Ý

✅ Top Đánh Giá ⭕ Dịch Vụ Tốt
✅ Top Review Sản Phẩm Tốt
✅ Top Bình Luận Tin Tức Mới
✅ Top Chia Sẻ Kiến Thức Hay
✅ Top Trường Hợp Đúng và Sai
Rate this post

Related Posts

Để lại một bình luận