Thiết kế nội thất, chất liệu nội thất chưa hợp lý cũng là nguyên nhân khiến việc làm vệ sinh nhà cửa trở nên bất tiện và khó khăn hơn. Để giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong làm nội thất nhà cửa, giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi dọn dẹp nhà về sau, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thanh Thịnh.
Những Mẫu Nội Thất Giúp Bạn Tiết Kiệm Được Công Sức Dọn Dẹp.
1. Chọn chất liệu chống thấm, chắc chắn cho mặt bàn bếp
Quá trình nấu nướng trong bếp sẽ khiến cho mặt bàn bếp bị dính nhiều nước, dầu mỡ,… Mặt bàn bếp không có khả năng chịu nước sẽ hút ẩm rất nhanh nếu chưa được lau sạch kịp thời. Sử dụng lâu dài sẽ làm bề mặt bị hỏng, ẩm mốc gây bất tiện trong khi vệ sinh.
Hãy chọn chất liệu bền chắc, chống nước cho mặt bàn bếp để dễ dàng lau lùi, hạn chế hỏng hóc. Và đá cẩm thạch, đá granite là những chất liệu làm mặt bàn bếp mà bạn có thể tham khảo.
2. Dùng gạch trơn để ốp tường bếp
Ngoài mặt bàn bếp, phần tường bếp cũng là nơi bị dính nhiều dầu mỡ, vụn thức ăn nên dễ ẩm mốc, cần lau chùi thường xuyên. Nếu tường bếp được ốp bằng gạch có nhiều rãnh, thiết kế phức tạp thì dầu mỡ sẽ bám vào các khe hở, làm việc vệ sinh trở nên gian nan hơn.
Gạch trơn sẽ là giải pháp lý tưởng để ốp tường bếp. Giúp hạn chế công sức, thời gian làm sạch khu vực này. Đối với những gia đình đã lỡ dùng gạch có rãnh thì có thể lắp thêm lớp kính hoặc mica để bảo vệ bề mặt.
3. Thiết kế tủ sát trần
Việc thiết tủ sát trần sẽ giúp hạn chế công đoạn dọn dẹp nhà một cách đáng kể. Thực tế khi chừa ra khoảng trống giữa tủ và trần nhà, khả năng tích tụ bụi bẩn ở trên tủ là rất cao. Và khá nhiều người còn lỡ quên đi khu vực này khi dọn dẹp.
Đóng tủ sát với trần sẽ giúp bạn hạn chế đi một khu vực khi dọn nhà, đồng thời giúp không gian nhà phía trong thoáng đãng, hiện đại hơn.
4. Chọn tay cầm của đồ nội thất có thiết kế đơn giản
Tay cầm cửa nhà, cửa tủ,… mà nơi thường xuyên tiếp xúc với tay, dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn. Việc vệ sinh tay cầm của đồ nội thất cần phải cẩn thận, tốn nhiều thời gian. Chọn các loại tay cầm cửa có thiết kế đơn giản sẽ là ý tưởng giúp quá trình lau chùi trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn.
5. Hạn chế chọn kệ tủ thiết kế mở
Kệ tủ thiết kế mở có thể phô ra vẻ đẹp của những món đồ trang trí trên đó. Tuy nhiên, đây cũng là nơi “trú ngụ” lý tưởng của bụi bẩn, khiến bạn phải vất vả mỗi khi vệ sinh đấy.
Đó là chưa kể đến những gia đình không có nhiều thời gian để dọn dẹp tủ thường xuyên. Khi đó thiết kế kệ tủ này sẽ vô tình để lộ những những mảng bụi đang bám lên các đồ vật bên trong. Do vậy, nếu muốn trưng bày đồ trang trí ở kệ tủ mở, nên thiết kế thêm kính trong suốt để hạn chế sự “xâm nhập” của bụi bẩn.
6. Hạn chế dùng nội thất màu đen
Đừng nghĩ rằng nội thất màu đen sẽ giúp “che giấu” vết bẩn hiệu quả, tiết kiệm công sức dọn dẹp. Thực tế màu đen còn khiến bụi bẩn lộ ra rõ hơn so với các màu sắc khác, khiến bạn phải lau dọn các bề mặt đó rất thường xuyên.
Vì vậy, nếu yêu thích các gam màu tối, bạn có thể cân nhắc các màu sắc khác khó nhìn thấy bụi bẩn hơn như nâu đậm, xám, ghi đậm,… để giảm đi tần suất lau chùi.
7. Chọn bồn cầu không chạm sàn
Đối với những loại bồn cầu có thiết kế chạm sàn, việc lau chùi phần tiếp xúc giữa chân bồn cầu và sàn nhà thường khá khó khăn. Do đó, chọn bồn cầu thiết kế không chạm sàn sẽ giúp việc vệ sinh sàn nhà lẫn bồn cầu dễ dàng hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Thanh Thịnh về kinh nghiệm thiết kế nội thất giúp gia chủ hạn chế công sức dọn dẹp sau này. Thanh Thịnh mong rằng các thông tin này sẽ giúp bạn có được một không gian sống tiện nghi, tiết kiệm thời gian dọn dẹp để tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái nhất.
[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20″]
Xem Clip Review, Chia Sẻ Thông Tin Đáng Chú Ý
✅ Top Đánh Giá | ⭕ Dịch Vụ Tốt |
✅ Top Review | ⭐ Sản Phẩm Tốt |
✅ Top Bình Luận | ⭕ Tin Tức Mới |
✅ Top Chia Sẻ | ⭐ Kiến Thức Hay |
✅ Top Trường Hợp | ⭕ Đúng và Sai |