Tường nhà, trần nhà là một trong những kết cấu cực kỳ quan trọng tạo nên tổng thể một ngôi nhà vững chắc. Tuy nhiên, sau một thời gian dài chống đỡ một khối tổng thể thì việc những kết cấu này hư hỏng và xuống cấp là điều không thể tránh khỏi.
Chính vì thế, để có thể đảm bảo an toàn thì các bạn cần phải tiến hành cải tạo và sửa chữa lại tường nhà, trần nhà. Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc này, bài viết dưới đây Thanh Thịnh sẽ gửi đến các bạn tất cả những thông tin liên quan đến cải tạo tường nhà, trần nhà cũ thành mới. Cùng theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân trần nhà, tường nhà thường bị hư hỏng
- Do chất lượng công trình: Khi nhà thầu tính toán ép cọc sai kỹ thuật, hay xây dựng nền móng qua loa thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nền móng yếu, từ đó gây ra hiện tượng nứt, sụt lún. Ngoài ra, nếu như đội ngũ xây nhà tô trát không chuẩn, sai bản vẽ, sai kỹ thuật,…thì cũng sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chất lượng công trình.
- Do những tác động không tốt từ thời tiết: Khí hậu thay đổi thất thường, nóng, ẩm, tường nhà và trần nhà bị thấm dột lâu ngày mà không sửa chữa và khắc phục kịp thời.
- Do đặc điểm địa chất: Ở những vùng đất yếu, trũng khiến cho việc làm móng không được chắc chắn. Đặc biệt là sự xuất hiện của những chấn động về địa hình như động đất, sẽ khiến tường nhà và trần nhà xuống cấp nhanh chóng hơn.
[box type=”success” align=”” class=”” width=””]
Tham khảo: 2 Lưu Ý Khi Sửa Chữa Vết Nứt Trần Nhà, Giảm Nguy Cơ Thấm Dột
[/box]
2. Kinh nghiệm sửa chữa, cải tạo tường – trần nhà cũ thành mới
Lên phương án sửa chữa và cải tạo
Để tránh trường hợp lãng phí về cả công sức lẫn tiền bạc, trước hết khi sửa chữa và cải tạo tường – trần nhà cũ thành mới thì bạn cần phải lên phương án thật tỉ mỉ và chi tiết. Bởi, như vậy bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sửa chữa và cải tạo, bạn biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào.
Đặc biệt, tường nhà và trần nhà là hai bộ phận cực kỳ quan trọng của ngôi nhà. Thế nên, bạn cần phải lựa chọn những loại vật liệu thay thế chắc chắn, đảm bảo nhưng vẫn phải đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Dự trù kinh phí
Dự trù kinh phí cũng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thiện việc sửa chữa và cải tạo tường – trần nhà tốt nhất. Bạn cần phải tính toán một cách tỉ mỉ và chính xác nhất về tất cả những chi phí mình cần phải bỏ ra; từ chi phí nguyên vật liệu đến chi phí nhân công.
[box type=”success” align=”” class=”” width=””]
Tham khảo: Báo giá sơn chống thấm dùng cho xây dựng, sửa chữa nhà ở HCM
[/box]
Lựa chọn nguyên vật liệu thi công
Đây cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc sửa chữa và cải tạo tường – trần nhà cũ. Bạn phải lựa chọn những loại vật liệu, vật dụng và đồ dùng hợp lý, đảm bảo an toàn và tiết kiệm được chi phí.
Lựa chọn nhà thầu thi công, xây dựng
Trước khi lựa chọn nhà thầu bạn phải cân nhắc thật kỹ, phải tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau để có thể tìm được đơn vị nhà thầu thực sự uy tín và chất lượng. Tuyệt đối không nên lựa chọn những nhà thầu có mức giá thấp, bởi vì chắc chắn bạn sẽ phải thuê một nhà thầu khác để sửa chữa lại.
3. Những phương án cải tạo tường, trần nhà cũ thành mới
a. Trần nhà
Thay thế trần nhà bằng thạch cao:
Trần nhà thạch cao là một trong những phương án sửa chữa, tái tạo trần nhà được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Nó không chỉ giúp thay đổi diện mạo từ thiết kế trần chất liệu cũ, mà còn giúp khắc phục nhiều lỗi từ trần cũ.
Lưu ý khi thi công sửa chữa, cải tạo trần thạch cao:
- Để khắc phục tốt dấu hiệu rỉ sét cũng như tình trạng thấm nước, bạn nên xử lý tốt phần khung xương cũ của trần nhà.
- Sau khi đã tiến hành xử lý khung xương, bạn hãy tiếp tục xử lý các mối nối thạch cao và làm vách ngăn theo yêu cầu của khách hàng.
- Cuối cùng, nên phủ một lớp sơn chống thấm và bột bả thạch cao. Để đảm bảo tốt yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà, bạn nên lựa chọn màu sơn phù hợp với màu sắc tường nhà
Trần nhà bằng gỗ
Mẫu trần nhà bằng gỗ thường mang đến cho không gian nhà bạn vẻ đẹp sang trọng và quý phái không thua kém gì những mẫu trần thạch cao. Thế nên, mẫu trần nhà này cũng được không ít khách hàng lựa chọn khi sửa chữa và cải tạo trần nhà hiện nay.
Những lưu ý khi thi công trần nhà bằng gỗ:
- Trần nhà bằng gỗ hiện nay có hai loại đó chính là: Trần nhà bằng gỗ tự nhiên và trần nhà bằng gỗ công nghiệp. Chính vì thế, trước khi chọn lựa mẫu trần nhà bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ tính chất, đặc điểm cũng như ưu điểm và khuyết điểm của từng loại trần nhé.
- Bạn nên lựa chọn những loại gỗ có chức năng chống ẩm, chống nước tốt. Bởi nó không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ, mà bên cạnh đó nó còn đảm bảo tốt độ an toàn cũng như độ bền vững cho ngôi nhà của bạn.
- Bạn nên căn cứ vào màu sắc của tường nhà để lựa chọn màu gỗ cho phù hợp và hài hòa nhất.
Trần nhà bằng nhôm hoặc la phông nhựa
Đây cũng là một trong những loại trần nhà được yêu thích và sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nó không đem đến cảm giác sang trọng và quý phái như hai loại vật liệu trên, nhưng bởi vì thi công dễ dàng, chi phí rẻ, bền và mát mẻ nên chúng cũng được lựa chọn nhiều.
Lưu ý khi thi công trần nhà bằng nhôm hoặc la phông nhựa:
- Nên lựa chọn những chất liệu có chất lượng cao và có màu sắc hài hòa, dễ dàng phối hợp với tường nhà của bạn.
- Đặc biệt, loại vật liệu này còn được làm từ chất liệu giả gỗ, thế nên vẫn sẽ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như độ bền cho căn nhà.
[box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]
Những Lỗi Thường Gặp Khi Thi Công Trần Nhà
[/box]
b. Tường nhà
Trang trí tường nhà bằng bản đồ: Việc sử dụng tấm decal hình bản đồ dán lên tường với kích thước vừa phải, cùng gam màu cổ điển sẽ giúp mang đến cho căn phòng bạn một vẻ đẹp hoàn toàn độc đáo và ấn tượng.
Tiết chế với Graffiti: Đây thường là phong cách trang trí đối với những bức tường đường phố, tuy nhiên nếu bạn đem nó vào không gian sống của mình ắt hẳn sẽ rất mới lạ và bắt mắt đấy.
Sơn họa tiết tường: Sơn những họa tiết trên bức tường cũ không chỉ giúp bạn có thể “hô biến” thành một bức tường mới trong tích tắc. Mà bên cạnh đó nó còn làm cho bức tường cũ của bạn thêm phần cuốn hút và bắt mắt hơn.
Sử dụng ốp tường: Việc ốp tường chẳng có gì khó khăn, bạn chỉ cần lựa chọn những mẫu thiết kế đơn giản, có gam màu hài hòa. Như vậy đã có thể biến hóa bức tường của ngôi nhà bạn một cách hoàn hảo nhất.
Sử dụng gạch: Bạn hãy sử dụng những miếng gạch và tiến hành ốp so le chúng với nhau, sau đó tiến hành tô lên màu sơn mà bạn yêu thích. Chỉ cần như vậy cũng đã đủ tạo điểm nhấn cho tường nhà bạn thêm đẹp mắt và lạ hơn rồi đấy.
[box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]
Lưu Ý Khi Sửa Chữa Cải Tạo Tường Nhà
[/box]
Bảng giá cải tạo tường nhà, trần nhà cũ tham khảo
SST | Nội dung công việc | ĐVT | Đơn giá | |
Nhân công | Vật tư | |||
I. Công tác tháo dỡ | ||||
1 | Nhân công đục bỏ tường gạch cũ, nền gạch cũ | m2 | 40.000 – 50.000 | |
2 | Nhân công tháo dỡ trần thạch cao | m2 | 20.000 – 30.000 | |
3 | Nhân công tháo dỡ mái Tole | m2 | 15.000 – 25.000 | |
4 | Nhân công đục bỏ sàn bê tông | m2 | 150.000 – 200.000 | |
II. Công tác xây – tô – ốp lát | ||||
1 | Xây tường 100 | m2 | 42.000 | 110.000 |
2 | Xây tường 200 | m2 | 80.000 | 230.000 |
3 | Xây tường gạch thẻ | m2 | 170.000 | 70.000 |
4 | Tô tường trong nhà | m2 | 38.000 | 40.000 |
5 | Tô tường ngoài nhà | m2 | 38.000 | 50.000 |
6 | Ốp tường nhà | m3 | 60.000 | 80.000 – 350.000 |
7 | Lát gạch | m4 | 60.000 | 80.000 – 350.000 |
8 | Len tường | md | 15.000 | 10.000 – 40.000 |
9 | Công tác bê tông | m2 | 300.000 – 600.000 | 1.350.000 |
III. Công tác sơn | ||||
1 | Nhân công cạo sủi tường cũ | m2 | 10.000 | |
2 | Bả bột Matic nội thất | m2 | 13.000 | 18.000 |
3 | Bả bột Matic ngoại thất | m2 | 15.000 | 20.000 |
4 | Sơn lót tường ngoài nhà | m2 | 8.000 | 10.000 |
5 | Sơn lót tường trong nhà | m2 | 13.000 | 15.000 |
6 | Lăn sơn hoàn thiện trong nhà | m2 | 15.000 | 16.000 |
7 | Lăn sơn hoàn thiện ngoài nhà | m2 | 18.000 | 18.000 |
8 | Sơn chống thấm | m2 | 12.000 | 22.000 |
9 | Sơn dầu | m2 | 40.000 | 40.000 |
IV. Công tác điện nước | ||||
1 | Thi công mới hệ thống nước | Bộ | 900.000 – 1.800.000 | 1.000.000 – 2.000.000 |
2 | Thi công mới hệ thống điện | m2 | 60.000 – 100.000 | 70.000 |
V. Công tác đóng trần | ||||
1 | Trần thạch cao giật cấp | m2 | 45.000 | 95.000 |
2 | Trần thạch cao phẳng | m2 | 40.000 | 95.000 |
3 | Trần thả | m2 | 40.000 | 90.000 |
4 | Trần nhựa | m2 | 30.000 | 75.000 |
VI. Công tác chống thấm | ||||
1 | Xử lý vết nứt sàn bê tông bằng phương pháp bơm keo EPOXY hai thành phần, có độ nhớt thấp | m2 | 20.000 – 35.000 | 225.000 |
2 | Chống thấm bằng vật liệu hai thành phần, gốc xi măng polymer hoặc gốc nước + lưới sợi thủy tinh | m2 | 20.000 – 35.000 | 135.000 |
3 | Xử lý rò rỉ nước tầng hầm, hồ xử lý nước thải | 20.000 – 45.000 | 150.000 | |
4 | Sơn phủ sàn EPOXY 3 lớp (1 lớp lót, 2 lớp phủ). Sản phẩm sử dụng Epoxy Chokwang (xuất xứ Hàn Quốc) hoặc Epoxy Rainbow xuất xứ Đài Loan | 20.000 – 45.000 | 155.000 | |
5 | Chống dột mái tôn bằng vật liệu SL 450 | 20.000 – 35.000 | 55.000 | |
6 | Bê tông màu trang trí | 20.000 – 45.000 | 450.000 |
Tường nhà và trần nhà là hai trong những cấu trúc quan trọng nhất của ngôi nhà, thế nên khi tiến hành sửa chữa và cải tạo chúng bạn cần phải tính toán thật tỉ mỉ và chính xác. Thanh Thịnh hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây về việc “biến hóa” tường – trần nhã cũ thành mới sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc liên quan đến việc cải tạo và sửa chữa tường nhà – trần nhà thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
[box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]
Bạn đang xem bài viết Báo Giá Sửa Chữa, Cải Tạo Tường, Trần Nhà Cũ Thành Mới ở HCM trong chuyên mục Báo Giá Sửa Chữa Nhà hay của Thanh Thịnh. Mọi thông tin nhận xét đánh giá xin vui lòng bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên xem thêm các bài viết hay khác của Thanh Thịnh và chia sẻ đến mọi người cùng biết nhé!
[/box]
Xem Clip Review, Chia Sẻ Thông Tin Đáng Chú Ý
✅ Top Đánh Giá | ⭕ Dịch Vụ Tốt |
✅ Top Review | ⭐ Sản Phẩm Tốt |
✅ Top Bình Luận | ⭕ Tin Tức Mới |
✅ Top Chia Sẻ | ⭐ Kiến Thức Hay |
✅ Top Trường Hợp | ⭕ Đúng và Sai |